Sau 20 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.762.302 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 496.183 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 10.869 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 chính thức ra đời vào ngày 19/5/2004 với tên gọi là Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em – Phím số diệu kỳ 18001567. Ban đầu, Đường dây tư vấn chỉ là một hợp phần của dự án “Lao động trẻ em, trẻ em đường phố hồi gia và Bảo vệ trẻ em di cư” do tổ chức Plan international tại Việt Nam tài trợ. Đến năm 2006, Đường dây đã trở thành dịch vụ công của nhà nước, với sự đầu tư về ngân sách 100% cho các hoạt động chính, hoạt động 14 giờ/ngày (từ 7h đến 21h). Từ ngày 15/10/2010, Đường dây hoạt động 24h/24h/ngày. Sau khi Luật Trẻ em đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ 11, khóa XII thông qua thông qua ngày 5/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em do Chính phủ ban hành có hiệu lực, Bộ thông tin và truyền thông đã cấp số 111 cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Ngày 6/12/2019 lãnh đạo Chính phủ đã chính thức khai trương Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em với ba số 111, đây là số ngắn, nhằm mục tiêu thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em. Cũng trong tháng 12/2017, Bộ Lao động phê duyệt đề án Nâng cấp Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 lên thành Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Tổng đài có một trung tâm tại Hà Nội và 2 trung tâm vùng tại Đà nẵng và An Giang.
Sau 20 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.762.302 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 496.183 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 10.869 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em
Trong 10.869 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.901 ca bạo lực trẻ em (chiếm 45,09%); 2.635 ca về xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 24,24%); 906 ca về trẻ em bị bóc lột (chiếm 8,34%); 348 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, sao nhãng (chiếm 3,20); 263 ca trẻ em bị mua bán (chiếm 2,42); 287 ca vi phạm quyền trẻ em; 197 ca tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; 159 ca hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 33 ca bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và 1.140 ca về các vấn đề khác (trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị lạc, khó khăn liên quan đến nhà trường, khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật …)
Tổng đài 111 tiếp nhận nhiều cuộc gọi tới mỗi ngày
Sau 20 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.762.302 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 496.183 cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho 10.869 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em
Trong 10.869 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.901 ca bạo lực trẻ em (chiếm 45,09%); 2.635 ca về xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 24,24%); 906 ca về trẻ em bị bóc lột (chiếm 8,34%); 348 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, sao nhãng (chiếm 3,20); 263 ca trẻ em bị mua bán (chiếm 2,42); 287 ca vi phạm quyền trẻ em; 197 ca tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; 159 ca hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 33 ca bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và 1.140 ca về các vấn đề khác (trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị lạc, khó khăn liên quan đến nhà trường, khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật …)